Dịch vụ khách hàng 24/7

Hotline: 0983 454 737

 
 

Khám phá Việt Nam

 

Gia Lai, vùng đất tàn tích của núi lửa, nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, hiện đại và tươi tắn hơn. Tuy đổi thay từng ngày nhưng nơi đây ẩn chứa bao bí mật dưới những tán rừng nguyên sinh xanh thẳm, thôi thúc những kẻ ham mê khám phá như chúng tôi mải miết tìm về.

Câu chuyện ngày hôm nay bắt đầu từ thôn Chư Wâu, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Để tới nơi, chúng tôi phải vượt qua cung đường mà bất cứ tài xế kỳ cựu nào cũng phải ngao ngán. Như bao ngôi làng khác của vùng đất Tây Nguyên ngày nay, những mái lá nhà sàn đã được thay thế bằng mái tôn, con đường bê tong chạy thẳng tắp quanh làng có lẽ chỉ còn lại những nụ cười trẻ thơ với trò chơi dân gian đặc trưng và ánh mắt tò mò chào đón khách lạ là còn chút gì đó Tây Nguyên trong sách vở mà chúng tôi đã được đọc.

Cách đây gần chục năm, câu chuyện về những cây cổ thụ hóa đá ngàn năm lan truyền nhanh chóng từ vùng núi Chư A Thai này, hàng đoàn người kéo tới đây tìm kiếm vận may đổi đời, khuấy đảo sự yên tĩnh của núi rừng để tìm gỗ hóa thạch. Chính vì vậy xã đã phải ra lệnh cấm và dựng lên những hàng rào ngăn trở như thế này. Chúng tôi phải bỏ lại xe và đi bộ lên núi, con đường xuyên qua bãi dâu cao lút đầu người. Càng đi tới gần chân núi, chúng tôi cảm thấy đau lòng với cảnh tượng trước mắt. Dãy Chư A Thai được mệnh danh là rừng vàng với nhiều loại gỗ quý, động vật đa dạng, nay đã biến mất bởi nạn phá rừng, chỉ còn tan hoang, đất đai cằn cỗi, trơ toàn sỏi đá.

Khi so sánh giữa đá thường và gỗ hóa thạch trên tay mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Nếu thoáng qua, mẩu thạch gỗ cũng có những vân thớ như một miếng gỗ bình thường, nhưng nếu nhìn kỹ và dùng tay gõ mới biết là mẩu gỗ đá và một đặc điểm nữa là gỗ hóa đá rất nặng, hơn nhiều lần so với loại đá bình thường. Gỗ hóa thạch có lẫn trong các tầng đá vôi. Những mẩu nhỏ như thế này có thể tìm thấy rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ những khối còn nguyên vẹn, kích thước lớn mới có giá trị cao. Cách đây từ 4-12 triệu năm, cả dãy núi Chư A Thai này nằm trọn trong miệng núi lửa lớn. Sau đợt dung nhan phun trào, cả cánh rừng nguyên sinh bị chôn vùi trong biển nhan thạch, một số cây không bị đốt cháy mà bị ngâm trongdung nhan chứa chất Silic, chất này ngấm vào các thớ cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch có thể ngang với Mã não. Ngày nay, sau những trận mưa hoặc lũ lớn, dưới các lớp bùn đỏ bazan, thỉnh thoảng trồi ra những khúc gỗ hóa thạch tuyệt đẹp.


 

Các tin khác liên quan