Dịch vụ khách hàng 24/7

Hotline: 0983 454 737

 
 

Khám phá Việt Nam

 

Vào những năm 1740 của thế kỷ 18, ở làng Nguyễn, Tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, nay là xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có bà Nguyễn Thị Tần, một lần bà Tần theo cha vào Kinh được vua Lê Hiển Tông tuyển vào cung dạy các phi tần, bà Tần không có con nên khi vua sinh hoàng tử Lê Duy Vỹ liền giao cho bà trông nom. Hoàng tử Lê Duy Vỹ lớn lên, được vua phong làm thái tử. Thái tử có ý chí khôi phục lại quyền lực cho nhà Lê nên bị chúa Trịnh vu oan, tống vào ngục. Trong thời gian Thái tử bị giam cầm, chỉ có bà Tần với chức phận nhũ mẫu mới được vào thăm nom. Thấy Thái tử không thể ăn được cơm ngục, bà liền chế biến ra Bánh Cáy để dâng lên Thái Tử.

Chuyện bà Tần tiếp tế cho Thái tử bị lộ, và bà bị tống giam vào ngục hơn 10 năm. Năm Cảnh Hưng thứ 43, bà mới được ra khỏi ngục. Vua Lê Hiển Tông phong cho bà là Quận Phu Nhân. Khi vua Lê Chiêu Thống, con Thái tử Lê Duy Vỹ lên ngôi, để nhớ công ơn của bà đã hết lòng với cha mình, đã phong cho bà là Kiệt Tiết Công thần Bảo mẫu Đại vương. Cũng sau đó bà xin về quê và đem kỹ thuật làm bánh cáy truyền cho nhân dân trong làng và nghề làm bánh cáy được truyền lại cho các thế hệ đến ngày nay.

Để có được một chiếc bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng của vùng quê lúa Thái Bình, người làm bánh phải biết cách kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Trước tiên là công đoạn chọn nguyên liệu, phải chọn lựa nguyên liệu kỹ càng gồm nếp cái hoa vàng tròn, mẩy; gấc chin đỏ; lạc, vừng rang vàng; mứt bí dẻo thơm; mạch nha; tinh dầu hoa bưởi. Để làm một chiếc Bánh Cáy đòi hỏi mất nhiều công phu bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng các phụ liệu lại khá nhiều, mỗi loại nguyên liệu lại có cách xử lý riêng. Gạo nếp được chia làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả rành rành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đề được giã bằng cày như làm bánh Dày. Sau khi giã nhuyễn, đều, cán mỏng cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong, cho vào chảo mỡ lợn đang sôi, đảo đều cho đến khi thơm giòn. Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng, được rang chin ròn, xát bỏ vỏ; gạo nếp hoa vàng được rang đổ bỏng, nổ tung, sạch trắng, dậy mùi thơm. Ngoài ra còn có cả gừng giã nhỏ, chộn đường mia, nấu lên thành mật; vừa có mùi thơm của mật, vừa có mùi thơm của gừng. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, các nguyên liệu trên được trộn với đường mía đã nấu soi rồi đảo đều.

 

 

Sau khi đã trộn đều, các nguyên liệu được đưa vào khuôn đã chuẩn bị sẵn, có lót dùng, mứt bí bên trong, sau đó cán đến khi bánh được tràn đều, sau đó, dùng dao sắc thái, cắt tùy ý theo nhu cầu của thị trường. Nhưng tại sao lại gọi là Bánh Cáy? Có phải bánh được làm từ trứng Cáy hay trong bánh có trứng con Cáy hay không?

Tên bánh Cáy có từ ngày xưa, trong bánh không có trứng con cáy, mà do các nguyên liệu được sắc nhỏ, nhìn giống con Cáy, nên các cụ xưa mới gọi là Bánh Cáy. Bánh Cáy làng Nguyễn ngày càng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến và trở thành một trong những hương vị nổi tiếng của quê hương Thái Bình. Do nhu cầu đa dạng của thị trường nên những chiếc Bánh Cáy đã có sự phong phú về mẫu mã, song những hương vị riêng vốn có của nó hàng trăm năm nay vẫn không hề thay đổi. Cũng chính vì những hương vị riêng đấy nên Bánh Cáy làng Nguyễn được nhắc tới như loại bánh tiến vua và là món quà quê hương không thể thiếu đối với mỗi du khách khi đến thăm Thái Bình

 


 

Các tin khác liên quan